로고

「화학물질법의 일부 세부규정 및 시행지침에 관 한 정부 의정」

• 국가 ‧ 지역: 베트남 • 법률번호: 113/2017/NĐ-CP • 공포일: 2017년 10월 9일 • 시행일: 2017년 11월 25일

Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa ch

1. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này. 2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động. 3. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 39 của Luật hóa chất. 4. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất a) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại khoản 9 Điều này; b) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản. 5. Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là 22 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm đ khoản 6 Điều này. 6. Thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; c) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 7 Điều này; d) Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu; đ) Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho cơ quan thẩm định; e) Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này; g) Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. 7. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất a) Hội đồng thẩm định do cơ quan phê duyệt Kế hoạch thành lập. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan thẩm định và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi thực hiện dự án bao gồm cơ quan quản lý chuyên ngành; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Hội đồng có thể bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan; b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện, Ủy viên thư ký và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng tối thiểu là 07 người, tối đa là 09 người; c) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế việc thực hiện quy định về an toàn hóa chất, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định; d) Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể giữa các thành viên trong Hội đồng và lập Biên bản thẩm định theo mẫu quy định. Việc đánh giá Kế hoạch thực hiện thông qua phiếu đánh giá. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch được phê duyệt; đ) Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành họp khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Chỉ những thành viên Hội đồng tham gia họp Hội đồng thẩm định mới được tham gia bỏ phiếu đánh giá Kế hoạch; e) Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau: Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua và các thành viên còn lại đều đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 thành viên Hội đồng tham gia họp không đồng ý thông qua; các trường hợp khác, Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt; b) Lưu giữ Bản Kế hoạch đã được phê duyệt tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; c) Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa phương; d) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch, hồ sơ, thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch thực hiện như lần đầu. 9. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức việc thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; b) Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý; d) Quy định các biểu mẫu theo quy định tại Điều này. 10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

제20조 화학물질사고 예방·대처계획

1. 화학물질사고 예방·대처계획 을 수립하여야 하는 위험 화학물 질 목록은 이 의정에 첨부된 부 록IV에 공표된다. 2. 이 부록에서 규정하는 임계량 과 같거나 일정 시점에 최대 비 축량이 더 커지는 이 의정에 첨 부된 부록IV에 속하는 화학물질 을 적어도 하나 이상 가진 화학 물질의 제조·거래·저장 및 사용 계획안에 투자하는 자는 계획안 을 정식으로 운영하기 전에 운영 계획안의 모든 위험 화학물질에 대한 화학물질사고 예방·대처계 획을 수립하고 이를 심사·승인 업계 및 분야의 관리부서에 제출 하여야 한다. 3. 화학물질사고 예방·대처계획 은 화학물질법 제39조에서 규정 하는 기본적인 내용을 포함한다. 4. 화학물질사고 예방·대처계획 에 대한 심사 신청서류 a) 이 조 제9항에서 규정하는 서식에 따른 화학물질사고 예방·대처계획에 대한 심사 신청문서 b) 9부의 화학물질사고 예방· 대처계획 5. 계획의 심사·승인기한은 규정 에 맞게 구비된 서류를 기관에서 접수한 날부터 22영업일이며, 이 조 제6항제b호, 제đ호 규정에 따 라 개인·단체가 서류를 보완하여 야 하는 기간은 포함하지 않는 다. 6. 화학물질사고 예방·대처계획 의 심사·승인절차 a) 화학물질사고 예방·대처계 획의 심사를 신청하는 개인 ·단체는 서류 1부를 작성하 여 심사기관에 우편으로 또 는 직접 송부하거나 온라인 공공서비스 시스템을 통하 여 전송한다. b) 서류가 규정에 맞게 구비 되지 않은 경우, 심사기관 은 서류를 접수한 날부터 3 영업일의 기간 내에 개인· 단체가 서류를 추가·보완하 도록 통보한다. c) 심사기관은 규정에 맞게 구비된 서류를 수취한 후 계획의 심사를 진행할 책임 이 있다. 계획의 심사는 이 조 제7항의 규정에 따라 심 사회의를 통하여 진행된다. d) 계획이 통과되지 않는 경 우, 개인·단체는 계획을 재 수립할 책임이 있다. 심사 서류·절차는 처음 서류를 제출하는 개인·단체와 동일 하게 진행한다. đ) 계획이 통과되거나 수정· 보완 조건부로 통과된 경우, 개인·단체는 심사기록 에 명시된 요구사항을 이행 하고 심사회의의 요청에 따 라 설명문, 수정된 계획서 의 인쇄본 7부, 전자본 1부 를 심사기관에 송부할 책임 이 있다. e) 심사기관은 개인·단체의 보고를 받은 후 계획을 검 토·승인하게 되나, 계획을 승인하지 않는 경우에는 그 사유를 명시하여 서면으로 회신하여야 한다. 계획의 승인을 결정하는 서식은 이 의정에 첨부된 부록VI에서 규정한다. g) 승인된 계획을 기초로 하 여, 심사기관은 계획서의 부표지에 인증표시를 하고 승인결정서를 계획서와 함 께 성(省)급 전문관리기관, 성급 화재예방·소방 관련 국가관리기관, 성급 환경 관련 국가관리기관, 현(縣) 급 인민위원회, 계획안을 이행하는 장소가 공업구역· 수출가공구역·경제구역 내에 있는 경우 해당 공업구 역·수출가공구역·경제구역 관리위원회 등의 계획안을 이행하는 지방의 관련 개인 ·단체, 각 기관·단위에 송부 한다. 7. 화학물질사고 예방·대처계획 심사회의의 조직 및 운영 a) 심사회의는 수립된 계획을 승인하는 기관에 의하여 설 립된다. 심사회의는 심사기 관의 대표 및 전문관리기 관, 화재예방·소방 관련 국 가관리기관, 환경 관련 국 가관리기관 등의 계획안을 이행하는 지방의 각 국가관 리기관으로 구성된다. b) 심사회의의 조직구조: 회 의 의장, 회의 부의장, 심사위원, 비서위원 및 각 위원. 회의의 총구성원 수는 최소 7명에서 최대 9명이다. c) 심사회의는 화학물질의 안 전, 계획의 심사·평가 진행 에 관한 규정의 이행에 대 한 현장검사를 할 책임이 있으며 심사결론에 관한 책 임을 진다. d) 심사회의는 회의 내 각 회 원 간의 집단적 논의원칙에 따라 운영하며, 규정된 서 식에 따라 심사기록을 작성 한다. 계획의 평가는 평가 투표를 통하여 진행된다. 심사회의는 계획이 승인된 이후에 운영을 종료하고 자 발적으로 해산한다. đ) 심사회의는 적어도 회원의 3분의 2 이상이 출석 시에 만 진행되며, 이 때에는 의 장 또는 부의장, 그리고 적 어도 1명의 심사위원이 있 어야만 한다. 심사회의에 출석하는 회의의 회원들은 계획의 평가에 대한 투표에 만 참여할 수 있다. e) 회의의 의장이 결석하는 경우 회의 의장 또는 부의 장은 다음의 원칙에 따라 계획의 승인에 대한 결론을 내린다. 만일 회의의 출석 회원 중 적어도 3분의 2 이상이 통과에 동의하고 나 머지 회원이 수정·보완 조 건부 통과에 동의하는 경우 해당 계획은 수정·보완을 거치지 않고 통과된다. 만 일 회의의 출석회원 중 3분 의 1 이상이 통과에 동의하 지 않는 경우 계획은 통과 되지 않는다. 기타의 각 경 우, 계획은 수정·보완 조건 부로 통과된다. 8. 화학물질사고 예방·대처계획 의 승인을 받은 개인·단체의 책 임 a) 화학물질의 운용과정 시, 개인·단체는 승인된 계획에 제시된 각 요구사항을 정확 히 보장하여야 한다. b) 화학물질시설에서 안전 통 제업무를 수행하는 개인·단 체를 위한 근거로 사용하도 록 승인된 계획서를 화학물 질시설에 보관하며, 요청이 있는 경우 관할 기관에 제 출한다. c) 각 화학물질시설은 매년 계획상 수립된 화학물질사 고 예방·대처방안에 대한 예행연습을 중앙 및 지방 전문관리기관 대표의 목도 하에 진행하여야 한다. d) 승인된 계획에 제시된 내 용에 관련된 운영 및 투자 과정에 변경이 있는 경우, 개인·단체는 검토·결정 심 사기관에 관련 보고서를 송 부하여야 한다. 계획을 재 수립하여야 하는 경우, 계 획의 서류·절차·심사 및 승 인은 처음과 동일하게 진행 된다. 9. 업계·분야 관리부의 책임 a) 화학물질사고 예방·대처계 획의 심사·승인단체와 관련 된 각 국가관리기관과 협력 하여 주재한다. b) 관리범위에 속하는 분야의 화학물질사고 예방·대처계 획에 대한 제시·구성방법 및 내용을 지도한다. c) 관리범위에 속하는 개인· 단체의 화학물질사고 예방· 대처계획에 관한 규정 이행 업무에 필요한 경우 정기검 사·감사 또는 불시검사·감 사 계획을 수립 및 이행한 다. d) 이 조의 규정에 따른 각종 서식에 대하여 규정한다. 10. 성급 업계 관리기관의 책임 관리범위에 속하는 개인·단체의 화학물질사고 예방·대처계획 관 련 규정의 이행에 대한 검사·감 사·감찰을 수행한다.