로고

「수출입세법」

• 국 가 ‧ 지 역: 베트남 • 법률번 호: 제107/2016/QH13호 • 제 정 일: 2016년 4월 6일

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 베트남 사회주의공화국 헌법에 근거하여, 국회는 수출입세법을 공포한다.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng chịu thuế

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. 4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại; c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 3. Người nộp thuế

1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế; c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế; d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp; e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. 5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật. 6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối. 3. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 4. Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 6. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 7. Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Chương II CĂN CỨ TÍNH THUẾ, THỜI ĐIỂM TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ

Điều 5. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. 2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này. 3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau: a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

Điều 6. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp

1. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế. 2. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Luật này.

Điều 7. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan

1. Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 3 Điều 5 và Điều 6 của Luật này. 2. Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền tại khoản 1 Điều 11 của Luật này quy định.

Điều 8. Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế

1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan. 2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới. Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Điều 9. Thời hạn nộp thuế

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế. 2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Điều 10. Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất

1. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. 2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước. 4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế. 5. Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.

Điều 11. Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất

1. Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành: a) Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi; b) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; c) Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. 2. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này. 3. Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Chương III của Luật này.

Chương III THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP, THUẾ TỰ VỆ

Điều 12. Thuế chống bán phá giá

1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá: a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể; b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá: a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật; c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam; d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế · xã hội trong nước. 3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

Điều 13. Thuế chống trợ cấp

1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp: a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật; b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp: a) Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; b) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật; c) Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam; d) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế · xã hội trong nước. 3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

Điều 14. Thuế tự vệ

1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ: a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; b) Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ: a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh; b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời; c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa. 3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Điều 15. Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ

1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ. 2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ. 4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ. 5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.

Chương IV MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ Điều 16. Miễn thuế

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế. 2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện. 3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế. 4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu. 6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu. Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế. 7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. 8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước. 9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm: a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam; c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế; d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất. 10. Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ. 11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án; c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. 12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

제16조 면세

1. 베트남에서 우대·면제권을 받 는 외국인·외국단체의 베트남 사 회주의공화국이 체약국인 국제조 약에 부합한 한도 내의 수출입물 품, 출입국자의 수하물 면세한도 내의 물품, 면세점에서 판매하기 위하여 수입되는 물품 2. 이사물품, 외국인·외국단체가 베트남 개인·단체에 한도 내에서 교부하는 기증품, 선물 또는 그 반대의 경우 수령기관이 국가예산으로부터의 활동경비를 보장받고 주무관청의 수령 승인을 받은 기관·단체인 경우 또는 인도적·기부의 목적으 로 하는 경우를 제외하고, 이사 물품, 기증품, 선물의 수량 또는 가액이 면세한도를 초과했을 시, 그 초과분에 대한 관세를 납부하 여야 한다. 3. 국경지대 거주자의 생산·소비 활동을 위한 물품목록에 해당하 고 국경지대 거주자의 한도 내에 서 매매·교환하는 국경통과 물품 한도 내의 물품을 구매·운송하나 국경지대 거주자의 생산·소비 활 동을 위한 목적으로 사용하지 아 니하는 경우 및 국경시장에서 판 매하도록 허가를 받은 외국상인 의 수출입물품인 경우, 관세를 납부하여야 한다. 4. 베트남 사회주의공화국이 체 약국인 국제조약에 따른 수출입 세 면제대상 물품 5. 물품가액 또는 납부할 세액이 최소금액 미만인 물품 6. 수출품의 가공을 위하여 수입 되는 원료·물자·부품, 가공품에 부착하기 위하여 수입되는 완제 품, 수출용 가공품 수출세가 부과되는 국내원료·물 자로 생산되는 수출용 가공품은 수출품의 구성품에 상응하는 국 내원료·물자의 가액에 대한 관세 가 면제되지 아니한다. 가공을 위하여 수출된 후 재수입 되는 물품은 가공품을 구성하는 수출원재료 가액을 근거로 하여 산출한 수출입세가 면제된다. 가 공을 위하여 수출된 후 재수입되 는 물품은 자원, 광물 또는 자원 ·광물가액에 에너지비용을 더해 총가액이 물품원가의 51% 이상 을 차지하는 제품인 경우 면세 대상이 아니다. 7. 수출용 물품을 생산하기 위한 원료·물자·부품 8. 해외에서 국내시장으로 수입 된 원료·부품을 사용하지 아니하 고 보세구역에서 생산, 가공, 재 활용 및 조립된 물품 9. 일정 기간 동안 일시수입 후 재수출 또는 일시수출 후 재수입 되는 다음의 물품 a) 박람회, 전시회, 제품소개, 스포츠·문화·예술행사 또는 그 밖의 행사의 개최 또는 참가를 위한 일시수입 후 재수출, 일시 수출 후 재수입 물품, 제품 실 험, 연구개발을 위한 일시수입 후 재수출 기계·설비, 일정 기 간 동안 업무용으로 사용하거 나 외국상인의 가공작업을 위 한 일시수입 후 재수출, 일시수 출 후 재수입 기계·설비·작업공 구. 다만, 투자, 건설공사, 건축 물 설치, 생산 관련 계획안을 실행하도록 일시수입 후 재수 출을 허가받은 단체·개인의 기 계·설비·공구·운송수단은 제외 한다. b) 외국 선박·항공기의 교체·수 리를 위하여 일시적으로 수입 되거나 해외에 있는 베트남 선 박·항공기의 교체·수리를 위하 여 일시적으로 수출되는 기계· 설비·부품, 베트남 항구에 정박 한 외국 선박·항공기에 사용하 기 위하여 일시수입 후 재수출 되는 물품 c) 보증·수리·교체를 위한 일시 수입 후 재수출 또는 일시수출 후 재수입 물품 d) 일시수입 후 재수출 또는 일시수출 후 재수입의 방식으 로 반복되는 수출입물품을 적 재하는 수단 đ) 신용기관의 보증을 받거나 일시수입 후 재수출 물품의 수 입세액에 상응하는 보증금을 예치한 경우, 일시수입 후 재수 출 기간(연장 기간 포함) 이내 에 일시수입 후 재수출되는 물 품 10. 다음의 경우에 해당하는 비 상업적인 물품: 견본, 견본을 대 체하는 사진·필름·모형, 소량 광 고인쇄물 11. 투자에 관한 법률 규정에 따 라 투자우대를 받는 대상의 고정 자산을 형성하기 위한 다음의 수 입품 a) 기계·설비, 기계·설비와 동 일하게 조립 또는 사용을 위한 부품·구성품·부분품·부속품, 기 계·설비의 제조 또는 기계·설비 의 부품·구성품·부분품·부속품 의 제조를 위한 원료·물자 b) 계획안의 생산활동에 직접 적으로 사용되는 기술라인의 전용 운송수단 c) 국내에서 생산할 수 없는 건축자재 이 항에 규정된 수입품에 대한 수입세의 면제는 신규투자계획안 및 확대투자계획안에 모두 적용 한다. 12. 국내에서 생산할 수 없어 주 무관청의 규정에 따라 수입할 필 요가 있는 동식물 종자, 비료, 식물보호제 13. 투자에 관한 법률 규정에 따 라 투자우대대상 특별분야·업종 목록에 해당하거나 사회경제적 특별취약지역에 속하는 투자계획 안의 생산 활동을 위하여 수입되 는 국내생산 불가능 원료·물자· 부품, 첨단기술기업, 과학기술기 업, 과학기술단체는 생산 시작일 로부터 5년 동안 수입세를 면제 받는다. 이 항에 규정된 수입세의 면제는 광물개발 투자계획안, 자원·광물 가액에 에너지비용을 더해 총가 액이 물품원가의 51% 이상을 차지하는 제품을 생산하는 계획 안, 특별소비세 부과대상에 해당 하는 물품·용역의 생산·판매 계 획안에 적용하지 아니한다. 14. 우선 연구·제조 대상 의료기 기의 생산·조립 투자계획안에 해 당하고 국내생산 불가로 인하여 수입되는 원료·물자·부품은 생산 시작일로부터 5년 동안 수입세 가 면제된다. 15. 석유가스 관련 활동에 사용 하기 위하여 수입되는 다음의 물 품 a) 일시수입 후 재수출의 경우 를 포함하는 석유가스 관련 활 동에 필요한 전용 기계, 설비, 부속품, 운송수단 b) 석유가스 관련 활동에 필요 한 기계·설비와 동일하게 조립 또는 사용을 위한 부품·구성품· 부분품·부속품, 기계·설비의 제 조 또는 기계·설비의 부품·구성 품·부분품·부속품의 제조를 위 한 원료·물자 c) 석유가스 관련 활동에 필요 하고 국내에서 생산할 수 없는 물자 16. 투자에 관한 법률 규정에 따 른 우대분야·업종에 해당하는 선 박제조 사업·시설의 경우, 면세 대상은 다음과 같다. a) 다음을 포함하는 조선시설 의 고정자산을 형성하기 위한 수입품: 기계·설비, 기계·설비와 동일하게 조립 또는 사용을 위 한 부품·구성품·부분품·부속품, 기계·설비의 제조 또는 기계·설 비의 부품·구성품·부분품·부속 품의 제조를 위한 원료·물자, 조선 활동에 직접적으로 사용 되는 기술라인의 운송수단, 국 내에서 생산할 수 없는 건축자 재 b) 국내에서 아직 생산할 수 없고 조선에 사용되는 기계, 설 비, 원료, 물자, 부품, 반제품인 수입품 c) 수출용 선박 17. 화폐 인쇄·주조 활동을 위하 여 수입되는 기계, 설비, 원료, 물자, 부품, 구성품, 부속품 18. 국내에서 생산할 수 없고 정 보기술제품, 디지털 콘텐츠, 소 프트웨어 생산 활동에 직접적으 로 사용되는 원료·물자·부품인 수입품 19. 환경보호를 위한 다음의 수 출입물품 a) 국내에서 생산할 수 없고 폐수·쓰레기·배출가스의 수집· 운송·처리·가공 및 환경 관측· 분석, 재생에너지 생산, 환경오 염 처리, 환경사고 대비·처리를 위하여 수입되는 전용 기계, 설 비, 수단, 공구, 물자 b) 폐기물 재활용 및 처리 활 동에서 생산된 수출용 물품 20. 국내에서 생산할 수 없고 교 육을 위하여 직접적으로 사용되 는 전용 수입품 21. 국내에서 생산할 수 없고 과 학연구, 기술개발, 기술육성활동 활성화, 과학기술기업 육성, 기 술혁신에 직접적으로 사용되는 전용 기계·설비·부품·물자인 수입 품 및 전용 자료·책자 22. 국방·안보에 직접적으로 사 용되는 전용 수입품, 그 중 전용 운송수단은 국내생산이 불가능한 품목이어야 한다. 23. 사회보장, 재해·재난·전염병 및 그 밖의 특별한 경우에 여파 를 극복하기 위한 수출입물품 24. 정부는 이 조를 상세히 규정 한다.

제17조 면세 절차

1. 이 법 제16조제11항, 제12항, 제13항, 제14항, 제15항, 제16 항 및 제18항에 규정된 경우, 납 세자는 수입예정 면세품에 대하 여 세관에 통보한다. 2. 면세 절차는 세금관리에 관한 법률 규정에 따라 이행한다.

제18조 감세

1. 수출입물품이 세관기관의 감 시 과정에서 손상되거나 분실된 경우, 이에 대한 감정 권한을 가 진 기관·단체의 인정을 받은 때 에는 세금이 감면된다. 세금 감면수준은 물품의 실제 손 실률에 상응한다. 수출입물품이 전체 손상되거나 분실된 경우, 관세를 납부할 필요가 없다. 2. 감세 절차는 세금관리에 관한 법률 규정에 따라 이행한다.

제19조 환급

1. 다음의 경우 환급된다. a) 납세자가 수출입세를 납부 하였으나, 수출입물품이 없거나 관세를 이미 납부한 수출입물 품보다 적은 수량으로 수입·수 출한 경우 b) 납세자가 수출세를 납부하 였으나, 수출품이 재수입하게 되어 수출세가 환급되고 수입 세를 납부할 필요없는 경우 c) 납세자가 수입세를 납부하 였으나, 수입품이 재수출하게 되어 수입세가 환급되고 수출 세를 납부할 필요없는 경우 d) 납세자가 생산·판매용 수입 품에 대한 관세를 납부하였으 나 수출용 물품의 생산에 투입 하여 물품을 수출한 경우 đ) 납세자가 일시수입 후 재수 출을 허가받은 단체·개인의 기 계, 설비, 공구, 운송수단에 대 한 관세를 이미 납부한 경우. 다만, 외국으로의 재수출 또는 보세구역으로의 수출 시 투자, 건설공사, 건축물 설치, 생산 관련 계획안을 실행하기 위하 여 대여하는 경우를 제외한다. 환급받은 수입세액은 베트남 내 사용, 보관기간에 따라 재수 출 시 잔존가치를 기초로 하여 결정한다. 물품의 사용가치가 없어진 경우, 이미 납부한 수입 세는 반환되지 아니한다. 환급대상 세액은 정부가 정한 최소 환급액 미만인 경우 환급 하지 아니한다. 2. 이 조 제1항제a호, 제b호 및 제c호에 규정된 물품은 사용, 가 공, 제조 과정을 거치지 아니한 때 환급된다. 3. 환급 절차는 세금관리에 관한 법률 규정에 따라 이행한다.

제5장 시행조항

제20조 시행 효력

1. 이 법은 2016년 9월 1일부터 시행 효력이 발생한다. 2. 수출입세법 제45/2005/QH11 호는 이 법의 발효일로부터 효력 을 상실한다.

제21조 경과조항

1. 이 법 규정에 따른 우대수준 보다 더 높은 수준의 수출입세 우대를 받고 있는 계획안은 계획 안의 남은 우대기간 동안 기존 우대수준을 계속 적용받으며, 수 출입세 관련 우대수준이 이 법 규정에 따른 수출입세 우대수준 보다 낮거나 우대를 아직 적용받 지 아니하는 경우 계획안의 남은 우대기간 동안 이 법 규정에 따 른 우대수준을 적용받는다. 2. 수출용 물품의 생산을 위하여 수입되었으나 아직 수출되지 아 니한 원료·물자·부품, 일시수입 후 재수출 대상에 해당하나 아직 재수출되지 아니한 물품은 이 법 시행일 이전에 세관기관에 등록 한 신고서에 해당하고 관세가 아 직 납부되지 아니한 경우 이 법 규정에 따라 적용한다.

제22조 세부규정

정부는 법률에 명시된 각 조항을 상세히 규정한다. 국회의장 (서명함) 응웬 티 김 응언

「수출입세법」

• 국 가 ‧ 지 역: 베트남 • 법률번 호: 제107/2016/QH13호 • 제 정 일: 2016년 4월 6일

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 베트남 사회주의공화국 헌법에 근거하여, 국회는 수출입세법을 공포한다.

제1장 총칙

제1조 조정 범위

이 법은 수출입물품에 적용하는 과세 대상, 납세자, 관세계산 근 거, 관세부과시기, 관세율표, 덤 핑방지관세, 상계관세, 긴급관세, 수출입세의 면제, 감면, 환급에 대하여 규정한다.

제2조 과세 대상

1. 베트남 국경·국경검문소를 통 한 수출입물품 2. 국내시장에서 보세구역으로의 수출물품, 보세구역에서 국내시 장으로의 수입물품 3. 내수수출입물품* , 수출권·수입 권·유통권을 행사하는 기업의 수 출입물품 4. 수출입세 부과대상은 다음의 경우에 적용하지 아니한다. a) 국경통과, 국경운송 † , 환적 물품 b) 인도적 지원물품, 무상 지 원물품 c) 보세구역에서 외국으로의 수출물품, 외국에서 보세구역으 로 수입되고 보세구역에서만 사용되는 물품, 어떠한 보세구 역에서 다른 보세구역으로 이 동하는 물품 d) 수출 시 국가에 자원세의 납부를 위한 석유가스 부분 5. 정부는 이 조를 상세히 규정 한다.

제3조 납세자

1. 수출입물품의 소유자 2. 수출입을 위탁받은 단체 3. 수출입물품을 소유하거나, 베 트남 국경·국경검문소를 통하여 물품을 발송하거나 수령하는 출 입국자 4. 납세자 대신에 관세 납부의 위임, 보증을 받는 자는 다음과 같다. a) 납세자가 수출입세의 납부 를 위임하는 경우에는 세관절 차를 이행하는 대리업자 b) 납세자 대신에 관세를 납부 하는 경우에는 우편용역, 국제 특급우편용역을 제공하는 기업 c) 납세자를 보증하여 대신에 관세를 납부하는 경우에는 신 용기관 또는 금융기관법 규정 에 따라 활동하는 그 밖의 단 체 d) 물품이 개인의 기증품, 선 물인 경우 또는 출입국자의 여 행 전후에 탁송하는 수하물인 경우에는 물품소유자의 위임을 받은 자 đ) 기업 대신에 관세의 납부를 위임받은 기업의 지점 e) 법률 규정에 따라 납세자 대신에 관세의 납부를 위임받 은 자 5. 국경지대 거주자의 비과세 한 도 내에서 물품을 구매하고 운송 하나 생산·소비에 사용하지 아니 하고 국내시장에서만 판매하는 자, 또한 법률 규정에 따라 국경 지대 시장에서 수출입물품의 판 매가 허용된 외국상인 6. 비과세, 면세 대상에 해당하 였으나 변동사항으로 인하여 법 률 규정에 따라 과세 대상으로 전환되는 수출입물품의 소유자 7. 법률 규정에 따른 그 밖의 경 우

제4조 정의

이 법에서 사용하는 용어의 뜻은 다음과 같다. 1. "보세구역"이란 베트남 영토 내에 위치하는 경제구역으로 법 률에 따라 설립되고, 지리적 경 계가 확정되고 단단한 울타리로 외부구역과 분리되며, 세관기관 과 관련 기관의 수출입물품 및 출입국 여객·수단에 대한 검사, 감독, 통제 활동을 위한 조건을 보장하는 구역을 말한다. 보세구 역과 외부 간의 물품 매매·교환 관계는 수출입 관계이다. 2. "복합세 계산법"이란 백분율 관세계산법과 종량세 계산법을 동시에 적용하는 방법을 말한다. 3. "백분율 관세계산법"이란 수 출입물품의 과세가격의 백분율 (%)에 따른 관세를 산출하는 것 을 말한다. 4. "종량세 계산법"이란 수출입 물품의 개별 단위에 일정한 세액 을 적용하는 것을 말한다. 5. "덤핑방지관세"란 덤핑물품이 베트남으로 수입되어 국내산업에 상당한 피해를 야기하거나 야기 할 위험이 있거나, 국내산업의 형성을 방해하는 경우에 적용되 는 추가 수입세를 말한다. 6. "상계관세"란 보조금을 받은 물품이 베트남으로 수입되어 국 내산업에 상당한 피해를 야기하 거나 야기할 위험이 있거나, 국 내산업의 형성을 방해하는 경우 에 적용되는 추가 수입세를 말한 다. 7. "긴급관세"란 베트남으로 물 품을 과도하게 수입하여 국내산 업에 중대한 피해를 가져오거나 중대한 피해를 가져올 위험이 있 거나, 국내산업의 형성을 방해하 는 경우에 적용되는 추가 수입세 를 말한다.

제2장 관세계산 근거, 관세부과시 기 및 관세율표

제5조 백분율 관세계산법 적용대 상 물품에 대한 수출입세의 계산 근거

1. 수출입세액은 관세부과시기에 서 종류별 물품의 과세가격 및 백분율(%)에 따른 세율에 근거 하여 결정된다. 2. 수출물품의 세율은 관세율표 에 따라 종류별 물품에 대하여 상세히 규정된다. 베트남과의 무역관계에 있어 우 대수출세에 대하여 합의한 국가, 국가그룹 또는 영토로 물품을 수 출하는 경우에는 해당 합의사항 에 따라 이행한다. 3. 수입물품의 세율은 우대세율, 특별우대세율, 일반세율을 포함 하며 다음과 같이 적용한다. a) 우대세율은 베트남과의 무 역관계에서 최혜국대우를 받는 국가, 국가그룹 또는 영토를 원 산지로 하는 수입물품, 또한 베 트남과의 무역관계에서 최혜국 대우를 받는 국가, 국가그룹 또 는 영토로부터의 원산지 조건 을 충족하는 보세구역에서 국 내시장으로 수입되는 물품에 적용한다. b) 특별우대세율은 베트남과의 무역관계에서 특별우대수입세 에 대하여 합의한 국가, 국가그 룹 또는 영토를 원산지로 하는 수입물품, 또한 베트남과 무역 관계에서 특별우대수입세에 대 하여 합의한 국가, 국가그룹 또 는 영토로부터의 원산지 조건 을 충족하는 보세구역에서 국 내시장으로 수입되는 물품에 적용한다. c) 일반세율은 이 항 제a호 및 제b호에 규정된 경우에 해당하 지 아니하는 수입물품에 적용 한다. 일반세율은 종류별 물품 에 상응하는 우대세율의 150% 로 규정한다. 우대세율이 0%인 경우, 정부 총리가 이 법 제10 조 규정에 근거하여 일반세율 의 적용 여부를 결정한다.

제6조 종량세 계산법, 복합세 계산 법 적용대상 물품에 대한 수출입세 의 계산 근거

1. 수출입물품에 종량세 계산법 적용 시의 세액은 수출입물품의 실제 물량과 관세부과시기에서의 물품 개별 단위에 명시된 종량세 에 근거하여 결정된다. 2. 수출입물품에 복합세 계산법 적용 시의 세액은 이 법 제5조 제1항 및 제6조제1항 규정에 따 라 백분율에 따른 세액과 종량세 의 총액으로 결정된다.

제7조 할당관세 적용대상 수입물 품에 대한 관세

1. 할당관세 범위 내에서 수입되 는 물품은 이 법 제5조제3항 및 제6조에 규정된 세율 및 종량세 를 적용한다. 2. 할당관세 범위 밖에서 수입되 는 물품은 이 법 제11조제1항에 규정된 주무관청이 결정한 할당 외의 세율, 종량세를 적용한다.

제8조 과세가격, 관세부과시기

1. 수출입세의 과세가격은 관세 법 규정에 따른 관세가격이다. 2. 수출입세의 부과시기는 세관 신고서를 등록하는 시기이다. 수출입세 비과세·면세 대상에 해 당하거나 할당관세 범위 내의 세 율·종량세가 적용되었으나, 법률 규정에 따라 비과세·면세, 할당 관세 범위 내의 세율·종량세를 적용하는 대상으로 전환되는 수 출입물품의 경우, 관세부과시기 는 신규 세관신고서의 등록 시기 이다. 세관신고서의 등록 시기는 관세 에 관한 법률 규정에 따라 이행 한다.

제9조 납세기한

1. 과세 대상 수출입물품에 대하 여 이 조 제2항에 규정된 경우 를 제외하고 관세법 규정에 따라 물품의 통관 또는 출고 이전에 관세를 납부하여야 한다. 납부할 세액이 신용기관에 의하 여 보증받은 경우, 물품의 통관 또는 출고가 가능하나, 단 통관 일 또는 출고일로부터 관세 납부 일까지 세금관리법에 따른 연불 이자를 납부하여야 한다. 최대 보증기간은 세관신고서의 등록일 로부터 30일이다. 보증기간이 만료되었으나 신용기 관으로부터 보증을 받은 납세자 가 관세와 연불이자를 아직 납부 하지 아니한 경우, 보증기관은 납세자 대신에 관세와 연불이자 를 온전히 납부할 책임이 있다. 2. 관세법 규정에 따라 우선제도 를 적용받는 납세자는 당월 통관 되거나 출고된 물품의 세관신고 서에 대하여 늦어도 익월 10일 까지 관세를 납부할 수 있다. 납 세자는 해당 기한이 경과한 후 관세를 납부하지 아니한 경우, 세금관리법 규정에 따라 체납세 액과 연불이자를 온전히 납부하 여야 한다.

제10조 관세율표, 세율 공포의 원 칙

1. 국내수요를 충족시키지 못한 원재료, 자재를 우선적으로 수입 하도록 장려하며, 첨단기술, 원 천기술, 에너지절약, 환경보호 관련 분야의 개발에 중점을 둔 다. 2. 국가의 사회경제적 발전 방향 및 베트남 사회주의공화국이 체 약국인 수출입세에 관한 국제조 약의 확약사항에 부합한다. 3. 시장 및 국가예산 수입의 안 정화에 기여한다. 4. 단순하고 명백하며, 납세자에 게 유리한 조건을 조성하고 관세 관련 행정절차의 개혁을 실행한 다. 5. 동일한 성질, 구조, 성능 및 유사한 기술적 기능을 가진 물품 에 대하여 세율을 동일하게 적용 하며, 수입세율은 완제품에서 원 자재로 갈수록 점차 인하되며, 수출세율은 완제품에서 원자재로 갈수록 점차 인상된다.

제11조 관세율표, 세율 공포의 권 한

1. 정부는 이 법 제10조 규정, 이 법에 첨부된 「과세품목에 따 른 수출세율표 및 과세품목별 수 출세율 범위 」 , 국회에 의하여 비준된 세계무역기구(WTO) 가 입의정서에서 확약한 양허세율표 및 베트남 사회주의공화국이 체 약국인 국제조약에 근거하여 다 음의 내용을 공포한다. a) 수출세율표, 우대수출세율표 b) 우대수입세율표, 특별수입 세율표 c) 물품목록 및 할당관세 외의 종량세, 복합세, 수입세 2. 필요한 경우, 정부는 이 법에 첨부된 「과세품목에 따른 수출 세율표 및 과세품목별 수출세율 범위」의 수정·보완을 위하여 국 회 상무위원회에 제출한다. 3. 덤핑방지관세, 상계관세 및 긴급관세를 적용할 권한은 이 법 제3장 규정에 의한다.

제3장 덤핑방지관세, 상계관세, 긴 급관세

제12조 덤핑방지관세

1. 덤핑방지관세의 적용 조건 a) 베트남으로 수입된 덤핑물 품이며, 덤핑마진이 구체적으로 확정되어야 한다. b) 물품의 덤핑 행위가 국내산 업에 상당한 피해를 야기하거 나 야기할 위험이 있거나, 국내 산업의 형성을 방해하는 원인 이 된다. 2. 덤핑방지관세 적용의 원칙 a) 덤핑방지관세는 국내산업에 대한 상당한 피해를 방지하거 나 최소화시키기 위하여 필요 하고 합리적인 범위 내에서만 적용한다. b) 덤핑방지관세의 적용은 조 사를 완료한 후 가능하며, 법률 규정에 따라 조사결과에 근거 하여야 한다. c) 덤핑방지관세는 베트남으로 들어오는 덤핑물품에 적용한다. d) 덤핑방지관세의 적용은 국 내 사회경제적 이익에 피해를 야기하여서는 아니 된다. 3. 덤핑방지관세의 적용기간은 적용 결정의 발효일로부터 5년 을 초과하지 아니한다. 필요한 경우, 덤핑방지관세의 적용 결정 을 연장할 수 있다.

제13조 상계관세

1. 상계관세의 적용 조건 a) 수입품이 법률 규정에 따라 보조금을 받은 것으로 확인된 다. b) 수입품이 국내산업에 상당 한 피해를 야기하거나 야기할 위험이 있거나, 국내산업의 형 성을 방해하는 원인이 된다. 2. 상계관세 적용의 원칙 a) 상계관세는 국내산업에 대 한 상당한 피해를 방지하거나 최소화시키기 위하여 필요하고 합리적인 범위 내에서만 적용 한다. b) 상계관세의 적용은 조사를 완료한 후 가능하며, 법률 규정 에 따라 조사결과에 근거하여 야 한다. c) 상계관세는 보조금을 받아 베트남으로 수입되는 물품에 적용한다. d) 상계관세의 적용은 국내 사 회경제적 이익에 피해를 야기 하여서는 아니 된다. 3. 상계관세의 적용기간은 적용 결정의 발효일로부터 5년을 초 과하지 아니한다. 필요한 경우, 상계관세의 적용 결정을 연장할 수 있다.

제14조 긴급관세

1. 긴급관세의 적용 조건 a) 수입품의 중량, 수량 또는 가액이 유사한 물품 또는 직접 적인 경쟁관계에 있는 국내생 산 물품의 중량, 수량 또는 가 액에 비하여 절대적 또는 상대 적으로 급증한다. b) 이 항 제a호에 규정된 수입 품의 중량, 수량 또는 가액의 증가로 인하여 유사한 물품을 생산하는 산업 또는 직접적인 경쟁관계에 있는 국내물품에 중대한 피해를 야기하거나 야 기할 위험이 있거나, 국내산업 의 형성을 방해한다. 2. 긴급관세 적용의 원칙 a) 긴급관세는 국내산업에 대 한 중대한 피해를 방지하거나 최소화시키며, 해당 산업의 경 쟁력을 향상시키는 조건을 조 성하기 위하여 필요하고 합리 적인 범위 내에서 적용한다. b) 잠정긴급관세를 적용하는 경우를 제외하고, 긴급관세의 적용은 조사결과에 근거하여야 한다. c) 긴급관세는 물품의 원산지 와 무관하게 비차별원칙에 기 초하여 적용한다. 3. 긴급관세의 적용기간은 잠정 긴급관세의 적용기간을 포함하여 4년을 초과하지 아니한다. 긴급 관세의 적용기간은 향후 6년을 초과하지 아니하도록 연장될 수 있으나, 단 국내산업에 중대한 피해를 야기하거나 중대한 피해 를 야기할 위험이 있으며, 해당 산업이 경쟁력을 향상시키기 위 하여 조정중에 있다는 것을 증명 하는 증거가 있는 조건하에서만 가능하다.

제15조 덤핑방지관세, 상계관세, 긴급관세의 적용

1. 덤핑방지관세, 상계관세 및 긴급관세의 적용, 변경, 철폐는 이 법 및 덤핑방지·반보조금·방 어조치에 관한 법률 규정에 따라 이행한다. 2. 세관신고자는 덤핑방지관세, 상계관세, 긴급관세의 부과대상 에 해당하는 물품의 수량 또는 가액, 세율에 근거하여 세금관리 에 관한 법률 규정에 따라 관세 를 신고하여 납부할 책임이 있 다. 3. 산업무역부는 덤핑방지관세, 상계관세, 긴급관세의 적용 여부 를 결정한다. 4. 재무부는 덤핑방지관세, 상계 관세, 긴급관세의 신고, 징수, 납 부 및 환급을 규정한다. 5. 베트남 사회주의공화국의 이 익이 침해되거나 방해받은 경우, 정부는 국제조약에 근거하여 그 밖의 적절한 자위적 관세조치를 적용하도록 결정하기 위하여 국 회에 보고한다.

14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. 15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất; b) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí; c) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được. 16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với: a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được; b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; c) Tàu biển xuất khẩu. 17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền. 18. Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm. 19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường; b) Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. 20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục. 21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ. 22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được. 23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác. 24. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 17. Thủ tục miễn thuế

1. Trường hợp quy định tại các khoản 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 18 Điều 16 của Luật này, người nộp thuế thực hiện thông báo hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu với cơ quan hải quan. 2. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Điều 18. Giảm thuế

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế. 2. Thủ tục giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Điều 19. Hoàn thuế

1. Các trường hợp hoàn thuế: a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu; c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ. 2. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. 3. Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016. 2. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

1. Dự án đang được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có mức ưu đãi cao hơn mức ưu đãi quy định tại Luật này thì tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án; trường hợp mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi hoặc chưa được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định tại Luật này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Luật này cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. 2. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm; hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhưng chưa tái xuất thuộc các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chưa nộp thuế thì được áp dụng theo quy định của Luật này.

Điều 22. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI (Đã ký) Nguyễn Thị Kim Ngân